Tác giả: Vibhu Mishra
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm chống lại biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm, đồng thời cảnh báo rằng tiến độ hành động trên mọi lĩnh vực vẫn còn chậm và không đồng đều.
Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen công bố Báo cáo thường niên mới nhất của UNEP : “Năm vừa qua đã mang đến cả thành công và thất vọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết ba khủng hoảng của hành tinh”.
Bà cũng nêu ra những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra gây cản trở các nỗ lực hợp tác về môi trường.
“Chủ nghĩa đa phương về môi trường trong một số trường hợp gây khó khăn và đau khổ. Nhưng ngay cả trong thời đại địa chính trị phức tạp, sự hợp tác xuyên biên giới và vượt qua những khác biệt của chúng ta là lựa chọn duy nhất để bảo vệ nền tảng tồn tại của nhân loại – Hành tinh Trái đất.”
Mục tiêu quan trọng đầy tham vọng về khí hậu
Báo cáo nhận diện Khoảng cách giảm Phát thải năm 2024 của UNEP cảnh báo rằng các quốc gia cần phải cắt giảm 42% lượng khí thải vào năm 2030 nhằm duy trì mức ấm lên toàn cầu ở mục tiêu 1,5°C như đã thỏa thuận trong Thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt .
Nếu không hành động quyết liệt, nhiệt độ có thể tăng từ 2,6°C đến 3,1°C trong thế kỷ này, kéo theo các hậu quả thảm khốc, cảnh báo từ các mô hình khí hậu.
UNEP đang nỗ lực làm việc với hơn 60 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện, một phần trong nỗ lực lớn hơn trong việc cắt giảm khí thải từ lĩnh vực giao thông vận tải.
Các nhà khoa học Liên Hợp Quốc nhấn mạnh đến các dự án quốc gia tạo nên sự khác biệt, như Antigua và Barbuda mua sắm dự án xe buýt điện theo lô lớn và Kenya ban hành luật hỗ trợ các khoản đầu tư lớn vào xe máy điện và phương tiện giao thông công cộng.
Chấm dứt ô nhiễm nhựa
Ô nhiễm nhựa, một trong những vấn nạn đe dọa môi trường toàn cầu cấp bách nhất, là trọng tâm chính khác khi các nỗ lực toàn cầu tiếp tục đàm phán lệnh cấm có ràng buộc về mặt pháp lý .
Tại Busan năm vừa qua, 29 trong số 32 điều khoản của hiệp ước toàn cầu mới về nhựa đã được nhất trí. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn để đưa ra bản hiệp ước cuối cùng.
UNEP kêu gọi các nước thu hẹp bất đồng trước vòng đàm phán tiếp theo.
“Các quốc gia phải nỗ lực hướng tới việc thống nhất một văn kiện đủ sức mạnh nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa trước Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc lần thứ bảy (UNEA-7) vào tháng 12 ”, bà Andersen nhấn mạnh.
Lời kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn
Người đứng đầu UNEP kêu gọi các cam kết mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khi các quốc gia chuẩn bị đệ trình vòng đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) tiếp theo để hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu vào cuối tháng 2.
Bà Andersen cảnh báo: “Nhân loại vẫn chưa thoát khỏi vòng nguy hiểm”.
“Nhiệt độ đang tăng lên, các hệ sinh thái đang dần biến mất và ô nhiễm vẫn là mối đe dọa chết người. Đây là những vấn đề toàn cầu đòi hỏi các giải pháp toàn cầu. Thế giới phải cùng nhau xây dựng một hành tinh công bằng hơn, bền vững hơn.”
Chuyển ngữ: PTT Caritas Việt Nam
Nguồn: caritasvietnam.org
Có thể bạn quan tâm
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Th5
ĐTC Phanxicô – “Giáo hoàng của lòng thương xót”
Th4
Thông Báo Cầu Nguyện Và Dâng Lễ Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Th4
Đức Thánh Cha về Nhà Cha lúc 7:35am thứ Hai ngày 21/04/2025
Th4
Chương trình “hạt gạo yêu thương” – Tri ân Hội Bác Ái Phanxico
Th4
Thánh lễ ra mắt ban điều hành Caritas Giáo xứ Đông Sơn và..
Th4
Khủng hoảng khí hậu: 5 điều cần lưu ý cho Năm 2025
Th4
Đại hội Người Khiếm thị tại Nhà thờ Chính tòa Văn Hạnh
Th4
Caritas Quốc tế kêu gọi không lãng phí thực phẩm
Th4
Hành trình mùa chay với các bệnh nhân
Th4
Giáo hội Công giáo hỗ trợ khẩn cấp Myanmar sau trận động đất
Th4