Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp gỡ các thành viên và người ủng hộ Talitha Kum, mạng lưới tôn giáo quốc tế hoạt động chống nạn buôn người, tại nơi cư trú của ngài tại Vatican vào ngày 7 tháng 2 năm 2025. Sơ Abby Avelino thuộc dòng Maryknoll, điều phối viên quốc tế của Talitha Kum, đang diện kiến Đức Giáo hoàng. (Ảnh CNS/Vatican Media)
Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết cuộc chiến chống nạn buôn người đòi hỏi sự ứng phó toàn cầu và nỗ lực phối hợp ở mọi cấp độ.
Ngài kêu gọi mọi người, “đặc biệt là đại diện các chính phủ và các tổ chức chia sẻ cam kết này, hãy cùng chúng tôi, được thôi thúc bởi lời cầu nguyện, nhằm cổ võ các sáng kiến bảo vệ phẩm giá con người, xóa bỏ nạn buôn người dưới mọi hình thức và thúc đẩy hòa bình trên thế giới”.
Lời kêu gọi của ngài là một phần của thông điệp được công bố vào ngày 7 tháng 2 cho Ngày quốc tế cầu nguyện và nâng cao nhận thức chống nạn buôn người, được tổ chức vào ngày 8 tháng 2, ngày lễ của Thánh Josephine Bakhita. Vị thánh này đã bị những kẻ buôn nô lệ ở Sudan bắt cóc vào cuối những năm 1870 và bị bán làm nô lệ, sau cùng vị thánh giành được tự do và trở thành một nữ tu ở Ý.
Buôn người là một vấn đề phức tạp “được châm ngòi bởi chiến tranh, xung đột, nạn đói và hậu quả của biến đổi khí hậu”, Đức Giáo hoàng viết. “Do đó, vấn đề này đòi hỏi các tương quan toàn cầu và sự nỗ lực chung, ở mọi cấp độ, để giải quyết tội ác này”.
Niềm hy vọng trong Năm Thánh
“Cùng nhau — tin tưởng nhờ vào sự chuyển cầu của Thánh Bakhita — chúng ta có thể nỗ lực hết mình để nạn buôn người và nạn bóc lột được xoá bỏ và ưu tiên tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trong tình huynh đệ về nhân loại chung,” ngài viết.
Nhấn mạnh chủ đề hy vọng của Năm Thánh, Đức Giáo hoàng quay trở lại thực trạng khó khăn của việc không làm mất hy vọng khi có quá nhiều triệu người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, người trẻ, người di cư và người tị nạn, đang bị mắc kẹt trong hình thức nô lệ hiện đại này.
“Chúng ta lấy động lực mới ở đâu để đấu tranh chống lại nạn buôn bán nội tạng và mô người, nạn bóc lột tình dục trẻ em và trẻ em gái, lao động cưỡng bức, bao gồm mại dâm, buôn bán ma túy và vũ khí?” ngài nêu ra.
“Với ơn Chúa giúp, chúng ta có thể tránh được sự quen thuộc với sự bất công và tránh được cơn cám dỗ cho rằng một số hiện tượng nhất định không thể bị xóa bỏ”, ngài viết.
‘Gần gũi và từ bi’
“Thần Khí của Chúa Phục Sinh nâng đỡ chúng ta trong việc thúc đẩy, với lòng can đảm và hiệu quả, các sáng kiến có mục tiêu nhằm làm suy yếu và chống lại các cơ chế kinh tế và tội phạm kiếm lợi từ nạn buôn người và bóc lột”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “tiên vàn, Chúa Giêsu dạy chúng ta lắng nghe, với sự gần gũi và lòng trắc ẩn, những người đã phải chịu nạn buôn người, giúp họ đứng vững và cùng họ xác định cách thức tốt nhất để giải thoát người khác và thực hiện công tác phòng ngừa”.
Đức Giáo hoàng Phanxicô ca ngợi những người trẻ trên khắp thế giới đang đấu tranh chống lại nạn buôn người thông qua “dự án đại sứ thanh thiếu niên” do Talitha Kum, mạng lưới tôn giáo quốc tế chống lại nạn buôn người, điều phối.
Đức Giáo hoàng cũng gặp một số đại sứ thanh thiếu niên và các thành viên của Talitha Kum khi ngài có buổi tiếp kiến tại nơi ở của mình vào ngày 7 tháng 2 với ban tổ chức tổ chức ngày cầu nguyện thế giới. Cũng như ngày trước đó, Đức Giáo hoàng đã tổ chức các cuộc họp tại Domus Sanctae Marthae thay vì Cung điện Tông tòa do bị viêm phế quản, theo Vatican.
Không khoan dung cho nạn “bóc lột đáng xấu hổ” của con người
Đức Giáo hoàng cảm ơn phái đoàn đã đến Rome hành hương Cửa Thánh và dành một tuần cầu nguyện, đào tạo và nâng cao nhận thức về nạn buôn người.
Ngài cho biết nạn buôn người “liên tục thay đổi cách thức mới để xâm nhập vào xã hội của chúng ta” và “chúng ta không được phép thờ ơ”.
“Chúng ta không khoan dung cho sự bóc lột đáng xấu hổ đối với rất nhiều chị em và anh em của chúng ta. Buôn bán cơ thể người, bóc lột tình dục ngay cả trẻ nhỏ và lao động cưỡng bức là một sự ô nhục và là sự vi phạm rất nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người,” ngài nói.
“Giống như các bạn, chúng ta cần đoàn kết sức mạnh và ý chí, kêu gọi mọi người cùng có trách nhiệm đấu tranh chống lại hình thức tội phạm này, loại tội phạm lợi dụng những người dễ bị tổn thương nhất”, ngài nói.
Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam
Nguồn: https://www.oursundayvisitor.com/human-trafficking-is-a-disgrace-that-we-must-not-tolerate/
Nguồn: caritasvietnam.org
Có thể bạn quan tâm
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Th5
ĐTC Phanxicô – “Giáo hoàng của lòng thương xót”
Th4
Thông Báo Cầu Nguyện Và Dâng Lễ Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Th4
Đức Thánh Cha về Nhà Cha lúc 7:35am thứ Hai ngày 21/04/2025
Th4
Chương trình “hạt gạo yêu thương” – Tri ân Hội Bác Ái Phanxico
Th4
Thánh lễ ra mắt ban điều hành Caritas Giáo xứ Đông Sơn và..
Th4
Khủng hoảng khí hậu: 5 điều cần lưu ý cho Năm 2025
Th4
Đại hội Người Khiếm thị tại Nhà thờ Chính tòa Văn Hạnh
Th4
Caritas Quốc tế kêu gọi không lãng phí thực phẩm
Th4
Hành trình mùa chay với các bệnh nhân
Th4
Giáo hội Công giáo hỗ trợ khẩn cấp Myanmar sau trận động đất
Th4